Tác dụng phụ của thuốc Cellcept? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc Cellcept là gì và biểu hiện khi xuất hiện tác dụng phụ là gì? Thuốc Cellcept cũng như bất cứ thuốc nào khác, khi sử dụng có thể xảy ra các tác dụng phụ. Bài viết dưới đây, thuockedonaz sẽ giải đáp vấn đề trên cũng như các thông tin về thuốc chống thải ghép Cellcept.

Thông tin về thuốc Cellcept?

Tên dược phẩm: Cellcept

Hàm lượng: 250mg và 500mg

Thành phần : Mycophenolat

Nhóm thuốc: Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch

Doanh nghiệp sản xuất: Hãng Roche S.p.A

Thuốc Cellcept là thuốc gì? Hiệu quả của thuốc Cellcept

  • CellCept chứa mycophenolate mofetil. Thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch tức là thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, CellCept được sử dụng để ngăn cơ thể đào thải các cơ quan được ghép như: thận, tim hoặc gan.
  • Mycophenolate mofetil là một chất ức chế chọn lọc men ionosine monophosphate d hydrog nase (IMPDH), do đó nó ức chế sự tổng hợp nhân nucléotide của guanosine mà không cần thâm nhập vào ADN. Do sự tổng hợp nhân purine rất cần thiết cho tạo thành các tế bào lymphô B và T, trong khi các loại tế bào khác thì có thể tận dụng cơ chế tái sử dụng nhân purine, MPA có hiệu lực kìm tế bào trên các tế bào lymphô đáng kể hơn hẳn so với trên các tế bào khác.

Dược động học

Hấp thu:

  • Sau khi uống thuốc, mycoph nolate mof til được hấp thu nhanh và phần lớn qua đường tiêu hóa, sau đó được chuyển hóa thành MPA là chất chuyển hóa có hoạt tính. Dùng bằng đường uống, mycoph nolate mof til không được phát hiện trong huyết tương.
  • Ảnh hưởng của thức ăn : Cmax giảm còn 77%.

Phân bố và chuyển hóa:

  • Do ảnh hưởng của chu kỳ gan-ruột, thường quan sát thấy có một đỉnh thứ nhì của AMP sau khi uống thuốc từ 6 đến 12 giờ. Diện tích dưới đường cong (AUC) của MPA giảm khoảng 40% khi mycoph nolate mof til được dùng đồng thời với cholestyramine (mỗi lần 4 g, ngày 3 lần), điều này cho thấy ảnh hưởng quan trọng của chu kỳ gan-ruột.
  • Ở những nồng độ đáng kể về lâm sàng, có 97% MPA gắn kết với albumine huyết tương. Ở những nồng độ MPAG được quan sát ở bệnh nhân ghép thận đã được ổn định, có 82% MPAG gắn kết với albumine huyết tương. Ở những nồng độ MPAG cao hơn, chẳng hạn ở những nồng độ được 1quan sát ở bệnh nhân có mảnh ghép chậm hoạt động hay ở bệnh nhân bị suy thận nặng, tỉ lệ gắn kết in vitro chỉ có 62%.

Chuyển hóa :

MPA chủ yếu được chuyển hóa nhờ men glucuronyl transférase thành glucuronide phénolique MPA (MPAG), chất này không có hoạt tính dược lý.

Đào thải :

Khó xác định được thời gian bán hủy (T1/2) của MPA do bị ảnh hưởng của chu kỳ gan-ruột. Thời gian bán hủy biểu kiến vào khoảng 16 đến 18 giờ. Khoảng 93% liều dùng được đào thải qua thận, phần lớn dưới dạng MPAG, và khoảng 5,5% được đào thải qua phân.

Chỉ định- công dụng của thuốc Cellcept

Thuốc Cellcept được sử dụng đồng thời với ciclosporin và corticosteroids để điều trị dự phòng thải loại mảnh ghép cấp tính trên bệnh nhân là người lớn ghép thận dị gen cùng loài.

Chống chỉ định

  • Người bệnh bị dị ứng với Mycophenolate mofetil hoặc mẫn cảm với bất cứ chất nào có trong thành phần của sản phẩm.
  • Chống chỉ định trên đối tượng dùng là phụ nữ đang mang bầu hoặc phụ nữ đang cho con ăn bằng sữa mẹ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Cellcept 250mg, 500mg

Liều dùng

Liều lượng thuốc Cellcept thông thường cho người lớn

  •  Bệnh nhân ghép thận: 1g/ 2 lần/ ngày
  •  Trường hợp ghép tim: 1,5 g/ 2 lần, dùng liên tục trong 5 ngày.
  •  Người bệnh ghép gan: 1,5g/ ngày chia thành 2 lần

Liều lượng dùng thuốc Cellcept cho trẻ em:

  •  Trẻ từ 2 – 18 tuổi: 600 – 1g/ ngày chia làm 3 lần
  •  Trẻ em dưới 2 tuổi: hiện chưa được chứng minh an toàn cho trẻ ở độ tuổi này. Vì thế, nên hỏi rõ bác sĩ trước khi cho con trẻ dùng.

Các tác dụng phụ của thuốc Cellcept

Cũng như bất kỳ thuốc nào khác, thuốc Cellcept cũng có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Vậy các tác dụng phụ của thuốc Cellcept là gì?

Tác dụng phụ của thuốc cellcept
Tác dụng phụ của thuốc cellcept

Tác dụng phụ thường gặp

  •  Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy;
  •  Cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, buồn nôn, nôn;
  •  Ho nhiều, khó thở, thậm chí có thể bị tràn khí màng phổi;
  •  Bị xuất huyết hệ tiêu hóa, viêm đại tràng, tá tràng dạ dày;
  •  Rối loạn huyết áp;
  •  Ảnh hưởng đến tâm lý: trầm cảm, lo âu, mất ngủ, có những hành vi bất thường, dễ bị kích động;

Tác dụng phụ ít gặp

  •  Tăng hoặc hạ kali trong máu, đường huyết tăng nhanh, giảm canxi gây loãng xương, tăng hàm lượng cholesterol trong máu,;
  •  Mắc các bệnh về da, thậm chí có thể gây ung thư da;
  •  Nhiễm khuẩn đường nước tiểu hoặc đường tiêu hóa, có thể bị nhiễm virus Herpes;
  •  Mắc các bệnh về đường hô hấp: viêm xoang, viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi,…
  •  Đó không phải là toàn bộ những tác dụng phụ của thuốc Cellcept. Các phản ứng cũng xảy ra không giống nhau tùy từng người dùng. Nếu không may gặp phải thì không được uống thuốc tiếp mà phải thông báo ngay với bác sĩ để tìm thuốc khác phù hợp hơn.

Quá liều và Xử lý

Trong các trường hợp sử dụng thuốc Cellcept quá liều hay uống quá nhiều so với liều được chỉ định phải cấp cứu, người nhà cần đem theo toa thuốc/lọ thuốc nạn nhân đã uống. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng cần biết chiều cao và cân nặng của nạn nhân để thông báo cho bác sĩ.

Nên làm gì nếu quên một liều

Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng thuốc đúng thời gian bác sĩ kê đơn để bảo đảm đạt hiệu quả của thuốc được tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu, không nên uống bù khi thời gian quá xa cho lần uống tiếp theo..

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú có được sử dụng thuốc không?

Có một số nghiên cứu khoa học chứng minh thuốc Cellcept tiềm ẩn nguy cơ chết thai trong 3 tháng đầu tiên. Thuốc cũng bài tiết qua sữa. Vì vậy, phụ nữ có thai hoặc cho con bú không được sử dụng thuốc.

Thuốc có an toàn với rượu không

Tương tác với rượu là không rõ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc có an toàn khi uống thuốc trong lái xe không

Cellcept có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi hoặc giảm sự tỉnh táo. Nếu điều này xảy ra, đừng lái xe.

Thuốc Cellcept giá bao nhiêu? Mua thuốc Cellcept

Để biết thêm chi tiết thuốc Cellcept giá bao nhiêu, giá bán thuốc Cellcept nhập khẩu chính hãng, vui lòng liên hệ 0923 283 003 hoặc xem tại website: https://thuockedonaz.com/thuoc-cellcept-500mg-hop-50-vien/

Một số thuốc chống thải ghép tương tự thuốc Cellpect

  •  Thuốc Sandimmun Neoral 100mg/ml.
  •  Thuốc Imurel 50mg

Thuockedonaz.com luôn có sẵn các thuốc trên.

 

Nếu còn thắc mắc về thuốc Cellcept 500mg, 250mg xin đừng ngừng ngại liên hệ với chúng tôi!

Thuốc Cellcept giá bao nhiêu tiền? Mua thuốc Cellcept ở đâu uy tín? Thuốc Cellcept là thuốc gì? Công dụng, thành phần của thuốc Cellcept là gì? Tác dụng phụ của thuốc Cellcept là gì? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc Cellcept? Thuốc chống thải ghép hiệu quả, an toàn? Vui lòng liên hệ với thuockedonaz.com theo số hotline 0923.283.003 để được các Dược sĩ Đại học tư vấn. Thuockedonaz xin chân thành cảm ơn