Tác dụng phụ của thuốc Prograf ? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc Prograf là gì? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc? Đó là những vấn đề người dùng đang rất quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách đầy đủ thông tin về thuốc Prograf cùng tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc Prograf là thuốc gì?

  • Thuốc Prograf là một loại thuốc kê đơn được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để giúp ngăn ngừa thải ghép nội tạng ở những người ghép thận, gan hoặc tim.
  • Hàm lượng: 1 mg và 0,5 mg.
  • Thành phần:
  • Quy cách: Hộp 50 viên nang.
  • Nhà sản xuất: Astellas.
Tác dụng phụ của thuốc Prograf là gì
Tác dụng phụ của thuốc Prograf là gì

Chỉ định thuốc Prograf

Dự phòng thải ghép nội tạng ở thận, gan và ghép tim, kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác.

Không sử dụng Prograf nếu bạn bị dị ứng với Tacrolimus hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn:

  • Có kế hoạch tiêm phòng vacxin.
  • Có hoặc đã có vấn đề về gan, thận, tim.
  • Đang mang thai hoặc dự định có thai. Prograf có thể gây hại cho thai nhi.
  • Nếu bạn có thể mang thai, nên sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trước và trong khi điều trị với Prograf. Nam giới có bạn tình là nữ cũng nên sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trước và trong khi điều trị với Prograf.
  • Đang cho con bú.

Chống chỉ định thuốc Prograf

Nhạy cảm với Tacrolimus và bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc.

Chống chỉ định dùng thuốc tiêm đậm đặc Tacrolimus cho người bệnh mẫn cảm với dầu thầu dầu polyoxyl 60 hydrogen hóa (HCO60).

Phụ nữ đang cho con bú.

Liều lượng – Cách dùng thuốc Prograf

Nên uống thuốc lúc bụng đói hoặc ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 – 3 giờ sau bữa ăn để thuốc được hấp thu tối đa.

Người lớn:

  • Bệnh nhân nhận ghép gan: khởi đầu uống 100 – 200 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.
  • Bệnh nhân nhận ghép tim: khởi đầu uống 75 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.
  • Bệnh nhân nhận ghép thận: khởi đầu uống 150 – 300 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.

Trẻ em:

  • Bệnh nhi nhận ghép gan và ghép thận: khởi đầu uống 300 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.
  • Dùng thuốc ngay trong khoảng 6 giờ sau khi hoàn tất ghép gan, tim và trong vòng 24 giờ sau khi hoàn tất ghép thận.

Liều duy trì nên được điều chỉnh dựa theo nồng độ đáy Tacrolimus trong máu toàn phần hoặc huyết tương của từng bệnh nhân. Đa số bệnh nhân đáp ứng tốt khi duy trì nồng độ trong máu toàn phần dưới 20 ng/ ml. Trẻ em thường cần liều lớn hơn 1,5 – 2 lần liều người lớn để đạt được cùng một nồng độ thuốc trong máu.

Tác dụng phụ của thuốc Prograf

Các tác dụng phụ rất thường gặp

  • Tim: Bệnh mạch vành thiếu máu cục bộ, tim đập nhanh
  • Huyết học, bạch huyết: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm/tăng bạch cầu, hồng cầu bất thường.
  • Thần kinh: Nhức đầu, run, co giật, rối loạn ý thức, viêm dây thần kinh, chóng mặt, dị cảm và loạn cảm, thay đổi cách viết.
  • Mắt: Rối loạn thị giác, sợ ánh sáng.
  • Tai: Ù tai.
  • Hô hấp: Tổn thương nhu mô phổi, khó thở, tràn dịch màng phổi, ho, viêm họng, viêm và sung huyết mũi.
  • Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn; rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm đường tiêu hóa, chảy máu đường tiêu hóa, loét và thủng đường tiêu hóa, viêm miệng, táo bón, đầy bụng, trướng bụng, phân nát.
  • Thận, tiết niệu: Chức năng thận bất thường, suy thận cấp, nhiễm độc; hoại tử ống thận, đái ít, triệu chứng bàng quang và niệu đạo.
  • Da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, rụng tóc, trứng cá, tăng ra mồ hôi.
  • Cơ – Xương: Đau khớp, đau lưng, chuột rút, đau ở các chi.
  • Chuyển hóa: Đái tháo đường, tăng glucose huyết, tăng kali huyết.
  • Chán ăn, nhiễm toan chuyển hóa, rối loạn điện giải, giảm natri huyết, ứ nước, tăng acid uric huyết, giảm phospho huyết.
  • Nhiễm khuẩn và virus: Dễ nhiễm khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.
  • Bệnh thận do virus BK, bệnh não trắng tiến triển nhiều ổ (PML) do virus JC.
  • Tổn thương, nhiễm độc và biến chứng liên quan đến cách dùng:
  • Nhầm lẫn trong dùng thuốc, thay thuốc không chú ý đến thuốc giải phóng nhanh hay chậm, một số trường hợp đào thải cơ quan ghép đã xảy ra (không thống kê được). Rối loạn chức năng tiên phát cơ quan ghép.
  • U lành tính, ác tính: Tăng nguy cơ phát triển u ác tính và lành tính, bao gồm cả hội chứng tăng sinh lympho do EBV và ung thư da.
  • Thành mạch: Tăng huyết áp, tai biến huyết khối tắc mạch, thiếu máu cục bộ, hạ huyết áp, xuất huyết, bệnh mạch máu ngoại biên.
  • Toàn thân: Sốt, khó chịu, mệt mỏi, phù, thay đổi nhận thức và thân nhiệt, lên cân, tăng phosphatase kiềm huyết.
  • Gan, mật: Test chức năng gan bất thường, rối loạn ống dẫn mật, viêm gan, ứ mật.
  • Tâm thần: mất ngủ, lú lẫn, trầm cảm, lo âu, ảo giác, rối loạn tâm thần, ác mộng.

Các tác dụng phụ thường gặp

  • Tim: Suy tim, loạn nhịp thất, ngừng tim, bệnh cơ tim, điện tâm đồ bất thường, phì đại thất trái, đánh trống ngực, tần số tim mạch thay đổi.
  • Huyết học: Rối loạn đông máu; giảm toàn bộ huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính, bất thường đông máu, thời gian chảy máu.
  • Thần kinh: Bệnh não, xuất huyết não, hôn mê, rối loạn nói, liệt, quên.
  • Mắt: Đục thủy tinh thể.
  • Tai: Giảm thính giác.
  • Hô hấp: Suy thở, bệnh đường hô hấp.
  • Tiêu hóa: Viêm tụy cấp, mạn, viêm màng bụng, tăng amylase huyết, liệt ruột, trào ngược dạ dày – thực quản, thời gian thức ăn trong dạ dày thay đổi.
  • Thận: Hội chứng huyết tán tăng ure huyết, vô niệu.
  • Da: Viêm da, mẫn cảm ánh sáng.
  • Cơ – Xương: Rối loạn về khớp.
  • Chuyển hóa: Mất nước, giảm glucose huyết, giảm protein huyết, tăng phosphat huyết.
  • Mạch máu: Huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi, tăng lactate dehydrogenase huyết, cảm giác nóng tính.
  • Sinh dục: Thống kinh, rong kinh.
  • Tâm thần: Rối loạn tâm thần.

Các tác dụng phụ Ít gặp

  • Tim: Tràn dịch màng tim, bất thường về điện tâm đồ.
  • Huyết học: Tử ban giảm tiểu cầu vô căn, giảm prothrombin huyết.
  • Thần kinh: Tăng trương lực cơ, nhược cơ.
  • Mắt: Mù.
  • Tai: Điếc, rối loạn thính giác.
  • Hô hấp: Hội chứng suy hô hấp cấp.
  • Tiêu hóa: Giả u nang tụy, vàng da nhẹ.
  • Da: Hội chứng Lyell, hội chứng Stevens-Johnson.
  • Nội tiết: Rậm lông.
  • Hệ thống miễn dịch: Phản ứng dị ứng, phản vệ.
  • Gan mật: Bệnh tắc tĩnh mạch gan, huyết khối động mạch gan, suy gan.
  • Tacrolimus dùng tại chỗ:
  • Kích ứng tại chỗ, ngứa, cảm giác rát bỏng.
  • Trứng cá, hay bị Herpes simplex và Zona, viêm nang lông.
  • Viêm hạch bạch mạch.
  • Nhức đầu, bừng đỏ mặt, cần tránh ra nắng nhiều.

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Prograf

  • Tránh sử dụng Tacrolimus ở bệnh nhân quá mẫn với macrolid. Có thể cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan và bệnh nhân suy thận trước đó. Theo dõi nồng độ Tacrolimus trong máu ở tất cả các bệnh nhân.
  • Trong suốt giai đoạn đầu sau ghép, phải theo dõi các thông số sau: huyết áp, ECG, tình trạng thần kinh và thị giác, đường huyết, điện giải (đặc biệt là kali), test chức năng gan, thận, công thức máu, các chỉ số đông máu và protein huyết tương. Nếu tình trạng bệnh nhân thay đổi trên lâm sàng, phải xem xét điều chỉnh liệu pháp ức chế miễn dịch.
  • Cũng như các thuốc ức chế miễn dịch khác, bệnh nhân dùng Tacrolimus làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh ác tính. Sử dụng thận trọng các dụng cụ tử cung và tránh dùng các vắc xin sống trong suốt quá trình trị liệu ức chế miễn dịch vì tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tacrolimus có thể ảnh hưởng chức năng thần kinh và thị giác. Bệnh nhân nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm nếu bị ảnh hưởng bởi những tác dụng không mong muốn này.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Thuốc Prograf giá bao nhiêu, mua thuốc Prograf ở đâu?

Thuockedonaz luôn có sẵn các loại thuốc Prograf. Liên hệ với Thuockedonaz.com theo số hotline 0923 283 003 để được tư vấn mua thuốc Prograf chính hãng chất lượng với giá rẻ nhất. Hoặc tham khảo tại website https://thuockedonaz.com/thuoc-prograf-1mg-tacrolimus-1mg-hop-50-vien/

Nếu bạn vẫn chưa biết mua thuốc Prograf ở đâu uy tín Hà Nội, HCM, Đà Nẵng… thì Thuockedonaz xin giới thiệu các địa chỉ mua thuốc Prograf chính hãng, uy tín, giá bán thuốc Prograf tốt nhất:

  • Hà Nội: 286 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
  • HCM: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng: Nguyễn Sinh Sắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Thuockedonaz luôn có sẵn các loại thuốc kháng virus hiêu quả, liên hệ với Thuockedonaz.com theo số hotline 0923 283 003 để được tư vấn mua thuốc Prograf chính hãng chất lượng với giá rẻ nhất.

Mua thuốc Prograf ở đâu chất lượng? Thuốc Prograf 1mg giá bao nhiêu? Vui lòng liên hệ với Thuockedonaz.com theo số hotline 0923 283 003 để mua được thuốc Prograf giá tốt nhất, uy tín và đảm bảo nhất. Đồng thời các Dược sĩ Đại học của Thuockedonaz sẽ tư vấn cho quý khách hàng những thông tin thắc mắc về thuốc Prograf như: Prograf là thuốc gì? Địa chỉ mua thuốc Prograf xách tay chính hãng ở đâu? Tác dụng phụ của thuốc Prograf là gì? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc Prograf? Thuockedonaz xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết: Tác dụng phụ của thuốc Prograf? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc Prograf?